7 câu hỏi để định giá bản thân mỗi ngày nếu muốn thành công

Trước khi từ bỏ điều gì, bạn hãy hỏi chính mình vì sao bạn lại quyết định như vậy. Câu hỏi này sẽ cho bạn thêm thời gian cũng như lý do, động lực để vượt qua các chướng ngại trên con đường khởi nghiệp.

Chỉ có cách đặt câu hỏi cho chính mình và những người xung quanh mới giúp chúng ta nhìn thẳng vào các vấn đề, thay vì cứ mãi lẩn tránh chúng. Đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra để “định giá” lại bản thân nếu mong muốn tiến tới thành công.

Những câu hỏi dưới đây đôi lúc sẽ khiến bạn rất khó chịu, bởi nó buộc bạn phải đối diện với chính những khuyết điểm, hạn chế của mình. Tuy nhiên, thành công không đến từ sự dễ dàng. Do đó, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy hằng ngày.

1. Trong con mắt người khác, tôi là người như thế nào?

Hãy suy xét những hành động của mình, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi của người khác. Nếu tỏ thái độ phòng thủ, phản đối ý kiến của người khác, bạn sẽ không nhận được những nhận xét chân thật.

2. Ngày mai của tôi có gì tiến bộ hơn hôm qua?

Bạn phải không ngừng cải thiện kỹ năng, kiến thức mỗi ngày. Sau một ngày làm việc, bạn hãy đặt những câu hỏi cho chính mình: “Tôi đã học được gì hôm nay?”, “Tôi đã làm tốt những việc gì?”, “Có thể làm nó tốt hơn không?”

Bằng những câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra bản thân có làm việc hiệu quả không và cần tập trung vào điều gì để phát triển kỹ năng cũng như xây dựng bản lĩnh ngày càng vững chắc hơn.

3. Tôi đang cần những gì cho thời điểm (…) của cuộc đời mình?

Khi phải đối mặt với khó khăn, bạn sẽ nhận ra bạn còn nhiều thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh…Đó là cơ hội để bạn nhìn nhận lại bản thân cần bổ sung và rèn luyện những gì. Đương nhiên, mỗi giai đoạn cuộc đời, thứ bạn cần không giống nhau vì chúng thay đổi theo lập trường và tư duy.

Nếu bạn bỏ qua những cơ hội này, không cải thiện được những điểm yếu, bạn sẽ không bao giờ giải quyết được những rắc rối cản bước sự nghiệp của mình.

4. Nếu không sợ hãi, tôi sẽ làm gì?

Sợ hãi quá nhiều thứ không cần thiết khiến bạn không tiến bộ, không dám làm điều gì mới mẻ hay khác biệt. Nói cách khác, nỗi sợ cản bước bạn thành công.

Hãy thử hỏi rằng nếu loại bỏ được sự sợ hãi, bạn có làm một việc nào đó hay không. Đó là cách giúp bạn tỉnh táo hơn trong mọi quyết định và loại bỏ dần những nỗi sợ vô cớ.

5. Ai là người mà tôi muốn noi theo?

Khi ai đó có những phẩm chất mà bạn ngưỡng mộ thì đó là những tấm gương mà bạn nên noi theo. Hãy quan sát và học hỏi ở họ, đến một lúc bạn sẽ sở hữu những kỹ năng của họ, và thành công như họ.

Người mà bạn ngưỡng mộ không cần phải là danh nhân hay nhà bác học nào cả. Họ có thể là những con người vô cùng bình thường, chỉ cần bạn cảm thấy họ có những điểm tốt mà mình cần học hỏi – thế là đủ.

6. Điều gì khiến tôi bỏ cuộc?

Trước khi từ bỏ điều gì, bạn hãy hỏi chính mình vì sao bạn lại quyết định như vậy. Câu hỏi này sẽ cho bạn thêm thời gian cũng như lý do, động lực để vượt qua các chướng ngại trên con đường khởi nghiệp.

7. Liệu tôi có sẵn sàng cố vấn cho người khác/để người khác cố vẫn cho mình không?

Chấp nhận ai đó giỏi hơn mình không phải một việc dễ dàng với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn học hỏi và thành công, bạn cần vượt qua trở ngại này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *