Bài học hỏi từ 10 thói quen của một nhà lãnh đạo hiệu quả

Có một điều quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi chính là vòng phản hồi, nơi bạn không ngừng suy nghĩ về những gì mình đã làm và làm thế nào để cải thiện nó tốt hơn.

Dưới đây là những thói quen của hầu hết các nhà lãnh đạo hiệu quả cao, đương nhiên, họ đều là những người thành công. Do vậy, nếu như bạn có thể xây dựng những thói quen này cho cuộc sống, công việc của mình, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực cả về mặt hiệu quả lẫn các mối quan hệ đồng nghiệp đấy nhé.
Học hỏi từ 10 thói quen của một nhà lãnh đạo hiệu quả

Học hỏi từ 10 thói quen của một nhà lãnh đạo hiệu quả
Họ luôn ở trạng thái tập trung cao độ

Chơi ra chơi, làm ra làm! Một khi đã xác định bước vào công việc, các nhà lãnh đạo luôn duy trì một trạng thái tập trung cao độ. Họ ít khi lãng phí thời gian của mình vào những thứ vô nghĩa, hay là những thứ ít mang lại kết quả.

Các nhà lãnh đạo thông minh biết cách làm thế nào để NÓI KHÔNG với những gì không quan trọng và tập trung vào những gì sẽ mang lại cho họ kết quả mong muốn nhiều nhất. Trong mỗi một thời điểm, họ có một sứ mệnh duy nhất, và chỉ tập trung vào việc đạt được sứ mệnh đó.

Tỷ phú Warren Buffett có một câu nói nổi tiếng rằng: “Sự khác biệt giữa người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công nói không với hầu hết mọi thứ.”
Họ chậm chắc và bùng nổ nhanh

Các nhà lãnh đạo bình thường có thể luôn cảm thấy quá lo lắng và buộc mình phải tìm ngay được những người đồng hành, cho dù họ không thỏa mãn được yêu cầu.

Còn các nhà lãnh đạo hiệu quả thì ngược lại. Họ tìm kiếm từ từ, chậm mà chắc, dành thời gian để tìm được những người giỏi nhất, bởi với họ, những người đồng hành đóng vai trò quan trọng giúp mang lại kết quả tối ưu. Và sau khi đã có được một đội ngũ tốt, họ sẽ đưa cả nhóm “cháy” rất nhanh và rất mạnh.
Họ không bao giờ ngừng học hỏi

Lãnh đạo không có nghĩa là người giỏi nhất, càng không có nghĩa là người giỏi ở mọi mặt và biết về tất cả mọi thứ. Những người thông minh luôn biết đến điều ấy và không bao giờ ngừng học hỏi để cải thiện bản thân hơn.

Những người lãnh đạo hiệu quả thường dành thời gian để đọc rất nhiều, và đọc ở nhiều lĩnh vực, đối tượng đa dạng khác nhau. Nếu muốn thành công, chắc chắn bạn nên dành thời gian để học.

Albert Einstein đã từng nói: “Sống giống như cưỡi một chiếc xe đạp. Để giữ thăng bằng, bạn phải giữ sự di chuyển.”
Họ luôn lắng nghe một cách cẩn thận

“Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu. Cách tốt nhất để hiểu một người là hãy lắng nghe họ.”, Ralph Nichols chia sẻ.

Các nhà lãnh đạo hiệu quả luôn dành thời gian để lắng nghe nhân viên của mình, đồng thời cố gắng hiểu và thông cảm với họ chứ không bao giờ áp đặt suy nghĩ. Điều mà họ làm tốt nhất là khiến cho những người cấp dưới cảm thấy tin tưởng và thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình.

Vậy, nếu bạn cũng đang là một nhà lãnh đạo, hãy thử tiếp xúc với nhân viên của mình trong phòng họp riêng, đó là cách tuyệt vời để cung cấp cho họ một không gian an toàn và phù hợp để nói ra bất cứ điều gì.
Họ thoải mái với những sai lầm

Nếu muốn đạt được những điều tuyệt vời, nhân viên của bạn cần phải thử. Và để thử, họ phải thực sự cảm thấy thoải mái, không lo lắng hay sợ hãi xung quanh những sai lầm hay thất bại. Do đó, là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải tạo động lực cho nhân viên, luôn nhắc nhở họ rằng mọi việc đều ổn cả và họ có thể thoải mái mà thử nghiệm. Bạn cũng có thể dẫn dắt bằng ví dụ và chia sẻ về những thất bại trong quá khứ của mình.

“Chỉ có những người dám thất bại mới có thể đạt được những điều tuyệt vời.”, Robert F. Kennedy.
Họ vạch ra một tương lai rõ ràng

Học hỏi từ 10 thói quen của một nhà lãnh đạo hiệu quả 4

Sứ mệnh và định hướng là rất quan trọng, không chỉ với một doanh nghiệp mà còn với một bộ phận hay một đội nhóm. Tuy nhiên thì không phải chỉ các nhà lãnh đạo mới cần nắm được điều đó, mà họ phải dần dần vạch ra rõ ràng trước mắt tất cả các nhân viên của mình. Bởi chỉ khi nắm được hướng đi và nhìn thấy rõ tương lai của sự nỗ lực, đội ngũ của bạn mới làm việc hết mình, đôi khi còn hơn cả khả năng vốn có.

“Mọi người không mua những gì bạn làm, họ mua lý do tại sao bạn làm nó.”, Simon Sinek, một tác gia, diễn giả nổi tiếng, chia sẻ.
Họ không bao giờ đổ lỗi

“Khen ngợi thì công khai, còn chỉ trích nên riêng tư.”, Vince Lombardi, một huấn luyện viên bóng bầu dục nổi tiếng, chia sẻ.

Triết lý của Vince Lombardi đúng với tất cả mọi người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo hiệu quả thường khen nhân viên của mình trước tất cả mọi người, nhưng khi một ai đó mắc lỗi, họ sẽ chỉ nói riêng và đồng thời cũng nhận lỗi về bản thân vì mình đã không thực sự lãnh đạo tốt. Họ không bao giờ đổ lỗi cho người khác mà luôn tự chịu trách nhiệm về mình. Bởi việc đổ lỗi chỉ đơn thuần khiến cho nhân viên cảm thấy xấu hổ chứ không thể tìm ra được hướng giải quyết, rút ra kinh nghiệm và cải thiện cho tương lai.
Họ khiêm tốn và nhún nhường

Việc một nhà lãnh đạo cho thấy những hành động cứng rắn của mình không có gì sai, nhưng nếu khiêm tốn và nhún nhường một chút, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và kiêng nể từ nhân viên của mình.
Họ giúp nhân viên phát triển

Cơ hội phát triển cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân viên trong một doanh nghiệp. Do vậy, một người lãnh đạo thông minh không chỉ chăm chăm vào công việc và sự phát triển của mình, họ sẽ tích cực giúp đỡ nhân viên trong việc học hỏi, trau dồi, phát triển bản thân và trở thành một nhân viên xuất sắc trong tương lai.

Là một người lãnh đạo, bạn nên dành thời gian để đảm bảo rằng nhân viên của mình đang phát triển và ngày càng trở nên tốt hơn như những gì họ mong muốn, như thế thì họ sẽ mang lại cho bạn hiệu quả công việc cao nhất.
Họ tích cực thu thập phản hồi

Các nhà lãnh đạo hiệu quả không bao giờ lãng tránh những gì mà người khác đang nghĩ về họ. Thậm chí là họ luôn tìm cách thu thập thông tin phản hồi từ nhân viên và coi đó như là cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân mình hơn.

Có một điều quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi chính là vòng phản hồi, nơi bạn không ngừng suy nghĩ về những gì mình đã làm và làm thế nào để cải thiện nó tốt hơn.

100-105  ,
NS0-157  
70-463  
070-461  
70-411  
220-802  
000-089  
EX300  
70-532  
70-980  
70-480  
LX0-104  
ADM-201  
9L0-066  
100-101  
PR000041  
70-532  
70-243  
70-534  
70-243  
OG0-091  
NSE4  
000-080  
PR000041  
350-018  
640-692  
350-018  
70-463  
810-403  
9A0-385  
9L0-012  
9L0-066  
ADM-201  
AWS-SYSOPS  
C_TFIN52_66  
c2010-652  
c2010-657  
CAP  
CAS-002  
CCA-500  
CISM  
CISSP  
CRISC  
EX200  
EX300  
HP0-S42  
ICBB  
ICGB  
220-901  
220-902  
2V0-620  
2V0-621  
2V0-621D  
300-070  

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *