5 cụm từ “nặng nề” nhà lãnh đạo nên tránh sử dụng với cấp dưới

Cách tiếp cận mới: Khi sử dụng cụm từ này chính là bạn đang tự đổ dồn tất cả mọi công việc còn lại vào chính mình.

Đôi khi, trong quá trình làm việc, một nhân viên mắc sai lầm nào đó hoặc không làm đúng quy trình, không làm theo đúng ý của bạn, là một người lãnh đạo có thể bạn sẽ hành xử cộc cằn, thô lỗ là bởi áp lực thời gian nên không suy nghĩ gì về những gì mình đang nói. Đó là một sai lầm lớn không bao giờ nên mắc phải.

Chỉ cần thay đổi một vài từ ngữ, bạn có thể tạo nên sự khác biệt hoàn toàn trong thái độ và kết quả làm việc của nhân viên.

Dưới đây là 5 cụm từ bạn nên tránh sử dụng, cùng với một số lựa chọn thay thế có thể giúp bạn truyền đạt, diễn giải câu nói của mình một cách có ý nghĩa, tử tế và chuyên nghiệp hơn.

1. “Thật là phí thời gian”

Người khác sẽ nghe thành: “Tôi cho rằng bạn chả biết bạn đang làm cái quái gì cả. Tôi không tôn trọng ý kiến của bạn, do đó tôi sẽ chấm dứt cái việc bạn đang làm.”

Cách tiếp cận mới: “Hãy nói cho tôi biết những gì bạn đang cố gắng thực hiện”. Sau đó, hãy sử dụng những câu hỏi bổ sung để giúp nhân viên của bạn nhận ra rằng việc họ làm sẽ không đem lại kết quả như dự tính ban đầu.

2. “Có lẽ bạn không nhận thức được điều này nhưng…”

Người khác sẽ nghe thành: “Tôi là sếp và chắc chắn tôi giỏi hơn bạn.”

Cách tiếp cận mới: Hãy bắt đầu vấn đề này bằng cách nhấn mạnh vào việc bạn đã bở lỡ cơ hội để mọi người nắm rõ thông tin. “Tôi xin lỗi, tôi quên không nói với bạn về điều này.”

Phải đảm bảo cho người lắng nghe cảm thấy điều được nhấn mạnh ở đây là thông tin của bạn đưa ra, chứ không phải là chuyện họ có lỗi hay không.

3. “Tôi không thể giúp bạn chuyện này”

Người khác sẽ nghe thành: “Tôi không hứng thú với việc giúp bạn có được những thông tin đang cần.”

Cách tiếp cận mới: Nếu người khác có thể hướng dẫn và giải đáp câu hỏi đó tốt hơn, hãy giúp nhân viên của bạn liên hệ với người đó.

Bạn có thể chỉ ra cho họ một phương hướng cụ thể, chẳng hạn như “Tôi thật sự không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng tôi biết cô S. có thể xử lý được vấn đề của bạn. Bạn nên nói chuyện với cô ấy thử xem, tôi sẽ giới thiệu bạn với cô ấy.”

4. “Không có ý xúc phạm gì nhưng…”

Người khác sẽ nghe thành: “Bạn đã nói hoặc làm điều đó thật sự ngu ngốc, tôi sắp mắng bạn đây.”

Cách tiếp cận mới: Bạn hãy ngừng hoàn toàn việc sử dụng dùng cụm từ này, hoặc các câu có nghĩa tương tự.

Nếu bạn gặp vấn đề với ý kiến của cấp dưới, hãy bắt đầu câu trả lời của bạn thế này: “Đây là lý do tại sao tôi không đồng ý với bạn”.

Nếu một nhân viên đã làm điều gì đó không đúng, hãy kéo họ sang một bên và nói: “Tôi hiểu tại sao bạn lại cho rằng đó là giải pháp tốt nhất. Nhưng lần tới, tôi sẽ hài lòng hơn nếu bạn có thể xử lý theo cách này.”

5. “Đừng bận tâm, tôi sẽ xử lý việc này”

Người khác sẽ nghe thành: “Tôi không tin tưởng giao cho bạn làm điều này, tôi cũng không muốn dành thời gian để chỉ bảo hay giảng dạy cho bạn”.

Cách tiếp cận mới: Khi sử dụng cụm từ này chính là bạn đang tự đổ dồn tất cả mọi công việc còn lại vào chính mình.

Bạn có thể tạm thời thử kiểm soát mớ công việc phát sinh với lời hứa sẽ giải thích kỹ càng hơn về những điều mà nhân viên đã làm sai. Sau khi bạn hoàn thành, có thể dành thời gian thảo luận để nhân viên có thể hình dung phải làm gì cho lần tới.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *